• Tư Vấn Tại Hà Nội - 0966399628
  • Song Toàn 0966 399 628
  • Tư Vấn HCM - 0988866196
  • Gia Bảo 0388.330.368

Sản phẩm được sử dụng nhiều

Sản phẩm theo thời vụ

Khi các biện pháp quản lý và mô hình liên kết không làm cho nền kinh tế nông nghiệp trở nên bền vững hơn, nông dân không khấm khá hơn thì một cuộc cách mạng âm thầm mang tên chuỗi giá trị được hình thành với việc tích hợp công nghệ thông tin vào trong nông nghiệp. Được trang bị bởi những máy tính hay điện thoại di động, người nông dân nay biết rõ họ phải trồng cây gì hay nuôi con gì, bằng kỹ thuật nào và lúc nào đem bán cho ai.

Các nhà kinh tế cho rằng một cuộc cách mạng đang diễn ra âm thầm trong ngành nông nghiệp, từ tư duy tự túc và liên kết hợp tác lên phát triển thành các chuỗi giá trị nông nghiệp thông qua việc tích hợp công nghệ thông tin. Nhằm thúc đẩy cuộc cách mạng nông dân này, ngày 14-18.7 vừa qua, Hội thảo tài chính cho nông nghiệp (Fin4Ag) đã được tổ chức tại Nairobi (Kenya) và từ 29.9 đến 2.10 năm nay Liên đoàn Á châu về công nghệ thông tin cho nông nghiệp (AFITA) sẽ tổ chức một cuộc hội thảo bao quát hơn tại Pert (Úc).

Tuy nhiên, cho dù đã thực hiện trong nhiều năm, các mô hình quy hoạch liên kết vùng hay kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ vẫn không mang lại một nền nông nghiệp bền vững. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài nếu nền nông nghiệp, đặc biệt nền kinh tế lúa gạo chưa được đưa vào đúng chuỗi giá trị của chúng.

Chuỗi giá trị nông nghiệp, trước hết là phương pháp đánh giá một hệ sinh thái nông nghiệp từ khi nghiên cứu đến lúc tiêu thụ. Phân tích chuỗi giá trị là đóng góp hữu hiệu và quan trọng đầu tiên của công nghệ thông tin vào nền nông nghiệp mới. Nhờ đó, các nhà thực hành hình dung được những công việc phải làm, nhận diện được những người thực hiện, truyền đạt quyết định xuyên suốt mọi cấp và xuyên qua mọi phân khúc của chuỗi giá trị.

Chẳng hạn, trên cùng một vùng đất, địa bàn hay hệ sinh thái, các chuỗi giá trị tương tác lên nhau tạo nên nhận thức phải nuôi con gì hay trồng cây gì, vào thời gian nào, với kỹ thuật nào, đáp ứng tiêu chuẩn cho thị trường nào. Dữ liệu cung cấp cập nhật cho các chuỗi giá trị luôn biến động, từ thời tiết, nhân công, kỹ thuật, chiều hướng tiêu thụ và nhu cầu thị trường. Tốc độ cập nhật dữ liệu cho các chuỗi giá trị có ý nghĩa rất lớn trong việc dự báo, đầu tư, phân phối và xử lý giảm nhẹ hay chia sẻ thiệt hại giữa các phân khúc.

Bên cạnh đó, tiếp cận thị trường và tiếp thị là 2 nhân tố trong việc thúc đẩy cạnh tranh và cải thiện ngành nông nghiệp. Kết nối nông dân với thị trường thông qua dịch vụ thông tin nông nghiệp, gọi tắt là AMIS (Agricultural Market Information Services) là một thành công rất lớn, đang phát triển nhanh và tác động tích cực lên chuỗi giá trị nông nghiệp của ngành công nghệ thông tin. AMIS, trước hết là một bộ những công cụ thu thập và xử lý thông tin thị trường nông sản trồng trọt hay chăn nuôi.

Các thông tin này ngay lập tức được chuyển đến cho nông dân cùng lúc với các nhà buôn, các công ty chế biến thực phẩm và các quan chức chính phủ, tạo sự minh bạch cho thị trường nông nghiệp. Nông dân nhờ đó có thể có quyết định tốt nhất, như sắp tới sẽ trồng cây gì, thời gian lưu lại trong kho bao lâu để có giá tốt nhất. Họ cũng biết nên bán sản phẩm cho ai tại thị trường nào. Nhờ đó nhà nông thực sự làm chủ các quyết định khôn ngoan của mình chứ không thụ động chấp nhận tình trạng trúng mùa rớt giá hay bị lợi dụng bởi các nhà buôn cũng như các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

Hiện nay nhiều AMIS không còn dừng lại ở dịch vụ thông tin miễn phí mà phát triển thành nền tảng công nghệ để triển khai dịch vụ tư vấn, dự báo thời tiết, phân tích giá cả nguyên liệu đầu vào cho ngành trồng trọt cũng như chăn nuôi. Một số AMIS còn đi xa hơn nữa với việc giúp nông dân bán sản phẩm ra các thị trường và giúp họ mua nguyên liệu trực tiếp từ các nhà máy. Tuy mới được thành lập từ vài năm nay, một số công ty dịch vụ nông nghiệp AMIS đã nổi tiếng với lượng người sử dụng rất cao như Esoko, Manobi, LINKS, KACE và M-Farm.

Ngoài việc dùng các đài truyền thanh và mạng lưới truyền hình, các dịch vụ AMIS bậc cao được chuyển đến người đăng ký qua các trang web và các tài khoản trên mạng xã hội như Facebook hay Twitter. Tuy nhiên, số người sử dụng cao nhất và nhanh nhất lại thuộc về các mạng di động thông qua “dịch vụ giá trị nông nghiệp tăng thêm” (mobile agricultural value-added services) đến các chủ nhân điện thoại.

Tại châu Phi, các tổ chức thường phát triển dịch vụ AMIS dựa trên thiết bị di động, phương tiện truyền thông chủ yếu ở đây. M-Farm là một trong các nền tảng dịch vụ thông qua điện thoại và một cuộc khảo sát năm 2013 trong vùng nông nghiệp Kinangop cũng cho thấy những kết quả đáng kinh ngạc trong cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa.

Chỉ sau 3 năm ứng dụng M-Farm, sản lượng tăng lên, chi phí hạ thấp, nông dân tiết kiệm được nhiều hơn và mức sống được nâng cao rõ rệt. Có những con số đến như không ngờ: một bao phân định giá 4.000 đồng Kenya trước đây, nay chỉ còn 2.500 đồng; hay có những mảnh ruộng sản lượng tăng lên gấp 3 và 92% dân số đã tính đến việc cải tạo nhà ở tạm bợ lên bán kiên cố hoặc kiên cố. Họ đã có thể mua được áo quần tốt hơn và tự túc các chi phí mà không còn chờ vào trợ giúp của Chính phủ